Những tiêu chuẩn để tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm

Khả năng kiểm soát tình huống: Không phải việc gì cùng nằm trong kế hoạch, nếu có phát sinh liệu rằng bạn có đủ tinh thần và tỉnh táo để chọn lựa cách giải quyết?


Sẽ là một khả năng nổi bật khi bạn biết cách . Đằng sau thành công của một dự án luôn là sự nỗ lực, liên kết của một đội ngũ thành viên. Càng rèn luyện, nâng cao kỹ năng này càng giúp bạn khẳng định khả năng đóng góp vào phát triển chung của công ty.

Sự cần thiết của kỹ năng làm việc nhóm

Bên cạnh yêu cầu của nhà tuyển dụng về kiến thức chuyên môn và “hard skills” khác, làm việc nhóm là kỹ năng mềm được đánh giá cao. Trong công ty, có những công việc bạn phải độc lập thực hiện nhưng kèm theo đó luôn có những buổi họp nhóm. Có khả năng làm việc đội, nhóm không chỉ giúp bạn tạo mối liên hệ đồng nghiệp tốt mà còn có thêm cơ hội học hỏi lẫn nhau.
Cách thể hiện kỹ năng này khá thiên về tính cách và quan điểm riêng. Việc bạn tham gia, hòa nhập với mọi người để cùng chịu trách nhiệm, giải quyết một vấn đề hoặc lập kế hoạch cho chiến lược mới. Ý tưởng, giải pháp, ý kiến được đưa ra sao cho đạt hiệu quả cuối cùng. Đặc biệt trong lĩnh vực nghề nghiệp marketing, dịch vụ hay chuyên về sáng tạo thì tần suất áp dụng kỹ năng này càng cao. Cơ bản là bạn cần biết: lắng nghe, đặt câu hỏi, thuyết phục, tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ và đóng góp.
Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng làm việc nhóm

Tự đánh giá mình theo những tiêu chuẩn bên dưới để biết được kỹ năng làm việc nhóm của mình đã đang có làm tốt hay không:
– Lòng tin: Bạn đặt bao nhiêu sự tin tưởng vào khả năng hoàn thành của các đồng nghiệp cùng nhóm?
– Bình tĩnh: Đối diện với tình huống bất ngờ và cam go, bạn có đủ bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết?
– Tôn trọng: Bạn có thật sự để tâm đến những đề xuất hoặc ý kiến của đồng nghiệp? Có sự phát triển ý tưởng từ điều người khác đưa ra?
– Hợp tác: Văn hóa, tôn giáo, dân tộc… có cản trở khả năng và cách thức bạn hòa nhập với đồng đội?
– Tổ chức: Bạn đã áp dụng nguyên tắc nghề nghiệp 5S cho khu vực làm việc của riêng bạn chưa?
– Khả năng làm việc dưới áp lực: Áp lực công việc là thường xuyên xảy ra, bạn chịu được điều này hay không? Mức độ và thời gian như thế nào?
– Khả năng giao tiếp: Trò chuyện, tiếp xúc với mọi người có phải là sở thích của bạn? Cách bạn chọn giao tiếp phụ thuộc vào từng đối tượng không?
– Khả năng kiểm soát tình huống: Không phải việc gì cùng nằm trong kế hoạch, nếu có phát sinh liệu rằng bạn có đủ tinh thần và tỉnh táo để chọn lựa cách giải quyết?
– Khả năng thuyết phục: Bạn có khả năng đề xuất và bảo vệ ý kiến riêng của mình trước nhóm?
– Lạc quan: tinh thần tin vào “mọi việc đều có cách giải quyết”.
– Trách nhiệm: phụ trách công việc của mình và sẵn sàng nhận lấy phần việc chung của nhóm.
– Kiên trì: chấp nhận “có công mài sắt có ngày nên kim” bất kể công việc đang bị làm cho trì hoãn.
– Quyết tâm: trước khó khăn thì bạn chọn cách từ bỏ hay vẫn luôn cố gắng tiến bước cho đến khi đến đạt thành mục tiêu?
– Nhạy bén: Bạn có khả năng dự đoán trước những “ẩn số” cho kế hoạch hay không? Hay linh hoạt khi có sự chuyển biến nào đó?
– Lắng nghe: tiếp thu lời đóng góp của đồng nghiệp, khuyến khích họ tham gia vào làm việc nhóm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *